Có thể bạn từng nghe qua nhưng chưa rõ khái niệm nhạc/ video/ kỹ thuật intro là gì, phần mềm intro là gì. Đây là một trong những phần cần phải làm kỹ đối với các video vì nó đóng vai trò níu giữ người xem. Vậy thế nào gọi là intro? Có các dạng intro nào? Các phần mềm và lưu ý khi làm intro gồm những gì? Mọi thứ sẽ được trả lời ở nội dung sau.
Intro là gì?
Khái niệm Intro là cách gọi tắt của từ “Introduction” (phần giới thiệu). Đây là phần mở đầu của một sản phẩm, có thể là bài nhạc, sách, video, phim,… Phần intro thường sẽ giới thiệu tên, logo thương hiệu, nghệ sĩ, đôi lời muốn nói của tác giả về sản phẩm đó, nếu là intro bài nhạc thì sẽ là một giai điệu dạo đầu hoặc beat nhạc có độ lôi cuốn ở mức vừa phải.
Phần intro có thể có hoặc không và thường bị nhiều người bỏ qua, không đầu tư, trau chuốt. Tuy nhiên, việc làm intro sẽ có nhiều vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ phủ sóng, nhận diện của thương hiệu, đồng thời góp phần giữ chân người xem ở lại lâu hơn.
Video intro là gì?
Intro là gì trong sản xuất video? Khái niệm Intro video là phần mở đầu của các video, thường có thời gian ngắn trong khoảng dưới một phút. Đoạn này sẽ có hình ảnh logo hoặc sản phẩm của thương hiệu cần quảng cáo. Ngoài ra, người làm video có thể dùng những câu nói giật tít, nêu ra vấn đề mà người xem đang gặp phải để gây chú ý, “níu chân” họ ở lại clip. Trong một vài trường hợp, phần intro có thể không cần làm nếu ngay từ đầu nội dung đã gây ấn tượng cho người thưởng thức.
Để có thể làm những video, dân trong ngành thường lựa chọn những dòng laptop mạnh, đủ sức để làm đồ họa. Nếu bạn cũng là một người làm thiết kế video và đang cần một chiếc laptop thì hãy lựa chọn một trong những sản phẩm dưới đây:
Đặc điểm của video intro
Bạn đã hiểu khái niệm video intro là gì, vậy điều tiếp theo cần biết là đặc điểm của intro là gì. Intro trong video được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là hình ảnh, âm thanh và thời lượng với các đặc điểm như sau:
- Hình ảnh: Hình ảnh ở đây có thể là logo, họa tiết hoặc sản phẩm gắn liền với cá nhân hoặc đơn vị sở hữu video. Mục đích của việc cho hình ảnh vào intro video là nhằm tăng độ nhận diện, giúp người xem nhận ra thương hiệu của bạn dễ dàng hơn.
- Âm thanh: Nhạc intro là gì? Nhạc lồng vào intro video có thể là không lời hoặc có lời, có tiết tấu gắn liền với phong cách của thương hiệu. Phần nhạc thường có khả năng gây ấn tượng mạnh với người xem nên chỉ cần nghe nhạc, nhiều người đã có thể nhận ra thương hiệu.
- Thời lượng: Mỗi intro video dài từ 5 – 30 giây. Một số video còn có phần intro kéo dài lên đến 1 – 5 phút, tùy thuộc vào dụng ý của người sản xuất.
Phân loại các dạng video intro
Bản chất phần intro trong các video đều có vai trò, đặc điểm tương tự nhau. Tuy nhiên, dân trong ngành thường chia ra ba dạng khác nhau. Vậy các dạng video intro là gì, có những dạng nào?
- Dưới 30 giây: Loại intro này chủ yếu dùng để gây ấn tượng, khiến người xem nhớ tới thương hiệu, thường có logo, slogan, tên thương hiệu.
- Trên 60 giây: Loại intro này dùng cho PR sản phẩm, dịch vụ.
- Dành cho clip dài: Loại intro này dùng cho việc hướng dẫn sử dụng, chia sẻ những mẹo vặt, chức năng,… của sản phẩm, dịch vụ. Có thể nói dạng intro này tương tự như một clip quảng cáo ngắn.
Vai trò quan trọng của intro trong video?
Vai trò của intro là gì trong các video? Nội dung phần intro thường sẽ không dài nhưng đây vẫn là phần quan trọng đối với việc sản xuất video. Theo “nguyên tắc bất thành văn” của những người làm thiết kế, khoảng 6 – 15 giây đầu tiên của một video là khoảng thời gian để giữ chân người xem. Vì vậy, phần intro sẽ phải thật sự ấn tượng, gây được sự tò mò, thích thú để người thưởng thức ở lại với video lâu hơn.
Ngoài ra, phần intro cũng giữ vai trò then chốt trong việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu. Nếu intro được đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp thương hiệu, doanh nghiệp đó trở nên quen thuộc với người xem, từ đó tăng khả năng nhận diện và bán hàng.
Các phần mềm tạo intro video phổ biến nhất
Để làm intro cho video thì bạn có thể dùng các phần mềm chuyên dụng cho thiết kế hình ảnh, clip. Hiện nay, có nhiều các ứng dụng giúp bạn sản xuất nội dung dạng này. Vậy lựa chọn của những người chuyên làm video đối với phần mềm intro là gì?
Adobe Premiere
Đây là cái tên hiển nhiên được nghĩ tới đầu tiên, đa số dân thiết kế khi được hỏi lựa chọn phần mềm intro là gì sẽ luôn nghĩ ngay đến các sản phẩm của Adobe. Phần mềm Premiere có nhiều tính năng hỗ trợ cắt ghép, chỉnh sửa, thiết kế video rất đa năng. Tuy nhiên, để sử dụng được công cụ này thì bạn phải học hành bài bản và luyện tập rất nhiều mới quen tay.
Adobe After Effects
Đây cũng là một công cụ hỗ trợ sản xuất intro video tốt đến từ Adobe. Thường thì công cụ này sẽ dùng để làm những hình ảnh động. Sau đó bạn có thể đưa phần hình ảnh này vào làm intro trong các video. Những người làm thiết kế thường lựa chọn After Effects để làm intro rồi mới đưa vào Premiere vì nó sẽ nhanh và tiện dụng hơn.
Camtasia Studio
Camtasia cũng là một công cụ được dùng để làm video mà nhiều người, bao gồm cả dân chuyên lẫn nghiệp dư lựa chọn. So với Premiere thì Camtasia dễ sử dụng hơn nhưng vẫn có đầy đủ các chức năng để chỉnh sửa, thiết kế clip. Về phần hiệu ứng thì Camtasia Studio không được nhiều như công cụ của Adobe nhưng nếu để ghép intro thì đây vẫn là một lựa chọn khá ổn.
BluffTitler
BluffTitler cũng là một phần mềm làm intro mà nhiều người lựa chọn. Điểm nổi bật của công cụ này là có thể làm ra được những hiệu ứng 3D đẹp mắt, giúp cho phần intro trở nên khác biệt và ấn tượng hơn. BluffTitler cũng rất dễ sử dụng nên dù cho là người mới hay là dân chuyên thì bạn cũng không mất nhiều thời gian để làm việc.
Vipid
Vipid không phải là công cụ quá phổ biến nhưng có thể dùng để thiết kế intro khá hiệu quả. Với Vipid, bạn có thể làm được nhiều dạng intro như kiểu của các phim Hollywood, kiểu intro của dân kinh doanh hoặc intro trong các clip dành cho người thân, gia đình. Cách sử dụng nền tảng này cũng khá đơn giản nên dù là người mới thì bạn vẫn làm được.
Những lưu ý khi làm Intro Video
Có rất nhiều những nguyên tắc, kỹ thuật trong việc sản xuất phần intro. Vậy những kỹ thuật video intro là gì? Tùy vào mỗi người mà sẽ có những cách làm và bí quyết khác nhau nhưng về cơ bản thì bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
Thời lượng
Thời lượng intro video phải ngắn nhất có thể, nếu phần intro quá dài sẽ khiến người xem cảm thấy chán. Khi đó họ sẽ tua qua hoặc thậm chí là không xem video nữa. Vì vậy thời lượng phần intro phải càng ngắn càng tốt nhưng cũng không được ngắn quá nếu không sẽ không để lại ấn tượng cho người xem. Tùy vào kiểu nội dung clip mà có thể kéo dài từ 5 giây đến 1 phút.
Nhạc và hiệu ứng video
Để tăng mức độ ấn tượng thì bạn cũng phải lưu ý các hiệu ứng và nhạc intro là gì. Tùy theo kiểu nội dung clip cũng như phong cách thương hiệu mà hai yếu tố này sẽ có sự linh hoạt.
Nếu doanh nghiệp theo kiểu năng động, dễ thương thì bạn có thể lựa chọn những hiệu ứng sáng màu, cá tính. Còn nếu công ty theo phong cách sang trọng, chuyên nghiệp thì bạn có thể chọn hiệu ứng chuyên nghiệp.
Còn về âm thanh thì nên chọn nhạc intro là gì? Bạn có thể lựa chọn các giai điệu vui nhộn, cá tính, năng động hoặc âm trầm, mạnh mẽ tùy theo nội dung và phong cách công ty. Tuy nhiên, bạn nên tự thiết kế phần nhạc này để tránh bị dính bản quyền cũng như tạo được dấu ấn riêng.
Ý tưởng và mục đích chính của video
Bạn phải xác định video dùng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay chia sẻ thông tin. Sau đó bạn mới lên ý tưởng nội dung rồi nghĩ tới phần intro là gì, cần phải đảm bảo intro hướng đến đúng những thông tin được đề cập trong clip. Nhưng vậy sẽ khiến người xem định hướng được mình đang xem gì cũng như ở lại với clip lâu hơn.
Toàn bộ nội dung trên đã trả lời khái niệm nhạc/ video/ kỹ thuật intro là gì, phần mềm intro là gì. Đây là một phần tuy ngắn, chưa cung cấp nhiều thông tin nhưng sẽ mang đến giá trị kha khá cho các video. Nếu bạn muốn biết thêm những yếu tố khác trong việc sản xuất video, hãy theo dõi các bài viết khác của Sforum nhé.